28 thg 10, 2012

"Sát thủ" giấu mặt từ những cây cảnh tuyệt đẹp trong nhà

1. Trúc đào 
Một loại cây khác được trồng rất nhiều tại Việt Nam đó chính là cây trúc đào. Trúc đào là loại cây bụi, cao khoảng 2 - 6m, có hoa nhỏ mọc thành cụm ở đầu mỗi cành, màu sắc đa dạng như trắng, vàng, hồng… vì thế rất được chuộng làm cây cảnh. Tên khoa học của loại cây này là Nerium oleander. Toàn thân trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu oxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da. Không những vậy, cây trúc đào còn gây rắc rối theo nhiều cách khác như ngộ độc do hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt hoặc dùng nguồn nước có hoa trúc đào rơi xuống ngâm nước. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào trong khi ở Việt Nam, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.


Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định
TS. Phan Quốc Kinh - nguyên Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng cho biết: “Các chất độc của cây trúc đào phân bố đều ở các bộ phận như thân, lá, hoa, nhưng tập trung nhiều nhất là trong nhựa cây. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người đặc biệt đối với trẻ em sức đề kháng chưa cao. Nếu tiếp xúc với mủ hoa trúc đào mà không chữa trị kịp thời thì sẽ bị mù mắt như một số bệnh nhân đã mắc phải”.

2. Đỗ quyên

Với nhiều tên gọi khác nhau như sơn thạch lựu, báo xuân hoa, sơn trà hoa, đỗ quyên là loại cây bụi tuyệt đẹp với những chùm hoa rực rỡ sắc màu, được trồng rất phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hoa đỗ quyên thường mọc thành chùm lớn rực rỡ vào mùa xuân nhưng có thể bạn chưa biế loại hoa này chứa rất nhiều độc tố. Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg. Người bị ngộ độc thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, nôn mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.

Hoa đỗ quyên thường mọc thành chùm lớn rực rỡ vào mùa xuân nhưng có thể bạn chưa biế loại hoa này chứa rất nhiều độc tố.
Vì thế, tránh trồng hoa Đỗ quyên trong nhà, trên bàn nhất là các gia đình có trẻ nhỏ nhằm tránh nhầm lẫn khi ăn phải.

3. Thiên điểu

Thiên Điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh "chim thiên đường" này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.


Loài hoa được mệnh danh "chim thiên đường" này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa.

4. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.


Không ai nghĩ rằng Ý lan là loại cây có thể gây ngộ độc.

5. Hồng môn

Loại hoa có cánh hình trái tim được mệnh danh là ‘trái tim của Hawai’, có tác dụng trang trí cao, hút nhiều chất khí độc và rất được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.


Tất cả các bộ phận của cây hồng môn đều có độc tố cực nguy hiểm.

6. Thủy tiên

Với vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ, hoa thủy tiên là một trong những biểu tượng của mùa xuân. Tên khoa học của loại hoa này là Narcissus spp. Đây là loại cây có củ và hoa giống như cây thủy tiên quen thuộc ở nước ta, tuy nhiên nó không được trồng trong nước và đặc biệt là rất độc. Hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ củ thì rất nguy hiểm. Tinh chất chiết xuất từ củ Narcissus khi bôi lên các vết thương hở có thể làm tê liệt hệ thần kinh cũng như hệ tim mạch.


Rễ của cây hoa thủy tiên cực độc với sức khỏe con người.
7. Hoa loa kèn/ly ly
Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...


Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong.
8. Vạn niên thanh
Đây  là loại cây xuất xứ châu Phi có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được trồng làm cây cảnh nội thất ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc. Tuy nhiên, mủ (nhựa cây) của cây gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng... Tiến sĩ Bùi Văn Lệ, Tiến sĩ Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, loại cây này có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar (tên thường gọi: Vạn niên thanh), thuộc họ ráy (Araceae), thân mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế giới. Theo Tiến sĩ Lệ, độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào tạo tinh thể. "Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...", Tiến sĩ Lệ cho biết. Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.  


Mủ (nhựa cây) của cây gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng...
9. Cẩm tú cầu
Hoa tú cầu mọc thành những chùm hình tròn như quả cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn. Những bông hoa rực rỡ và rất ‘bắt mắt’ này có thể khiến bạn bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bạn có thể bị ngứa da nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim. Nếu ưa thích vẻ đẹp của Cẩm Tú Cầu, bạn nên trồng ở nơi tránh xa tầm với của con trẻ. Đặc biệt, phải thường xuyên để mắt đến trẻ để tránh rùi ro đáng tiếc có thể xảy ra.


Những bông hoa rực rỡ và rất ‘bắt mắt’ này có thể khiến bạn bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bạn có thể bị ngứa da nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. 

Nghĩ đến sức khỏe trước khi nghĩ đến phong thủy
Ở VN, việc trồng cây cảnh trong nhà thường có ý nghĩa về phong thủy, quan niệm phát tài phát lộc. Mỗi gia chủ có cách nghĩ riêng nên việc chọn cây cảnh nào, có hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau đều bị ảnh hưởng bởi phong thủy mà chẳng mấy để ý cây đó có chất độc hại hay không. Các nhà sinh vật học khuyến cáo, trước khi muốn trồng cây cảnh nào, người dân nên tìm hiểu thật kỹ về chúng để đảm bảo sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, nếu phát hiện bị ngộ độc do các loại cây cảnh thì không nên quá hốt hoảng mà cần bình tĩnh súc rửa sạch sẽ vùng tiếp xúc hoặc cho nạn nhân uống nước muối để gây nôn. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu. Mức độ nguy hiểm của các ca ngộ độc do cây còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa, tuổi tác của mỗi người. Trong đó trẻ em là nhóm có nguy cơ bị độc cao. Những ca phát hiện ngộ độc cây cảnh có độc trên thế giới thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tại TPHCM đã có một số trẻ nhỏ bị ngộ độc nặng do ăn quả mã tiền.
Để tránh ngộ độc, cây trồng trong nhà, thậm chí cây trồng trước cửa nhà cũng cần phải lựa chọn. Tránh dùng các cây đã được khuyến cáo gây độc. Ngoài ra, cây trồng trong nhà buổi tối cần đưa ra hành lang để tránh bị ngộ độc và đồng thời cũng giúp cây phát triển tốt.
Nhiều người tưởng lầm cắm hoa trong phòng ngủ là vô hại. Việc để hoa tươi trong phòng kín rất nguy hiểm, giống như hành động tự giết mình vậy. Ngoài việc lấy hết ôxy, hoa tươi còn tỏa ra mùi thơm. Hương thơm này kích ứng thần kinh, gây khó ngủ, trằn trọc. Thực tế đã có người bị chết vì ở trong phòng có quá nhiều hoa tươi. Độ độc của cây còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người. Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao. Trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, không hề sợ hãi khi khám phá cây cỏ bằng cách nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Các quả có màu sắc sặc sỡ thường được chúng chú ý. Tại Âu châu trong khoảng thời gian từ tháng 7-10 thường có khoảng 20 ca ngộ độc do cây vườn gây ra, nạn nhân thường là trẻ em trong độ tuổi dưới 6.

3 nhận xét:

  1. Trời à, đọc bài này rồi thì Thư phải tóm cổ vài loại cây vứt đi thôi. Cảm ơn V-KC nhé. Thông tin rất có ích cho mọi người.

    Trả lờiXóa
  2. hoa thì đẹp mà lại độc.
    uổng hỉ!

    Trả lờiXóa
  3. Chừng nớ hoa mà chưng trong ngày SN thì có nhiều quá hem? Sinh nhật lung linh nha nàng ui!

    Trả lờiXóa